Danh mục

Thống kê

  • Đang truy cập: 355
  • Hôm nay: 97985
  • Tháng hiện tại: 1443463
  • Tổng lượt truy cập: 20934746

CÁC LOGO ĐẠT GIẢI

Trường Thực hành Sư phạm Tập huấn ”Công tác Tư vấn – Giáo dục học sinh”

Đăng lúc: Thứ ba - 03/09/2019 02:55 - Người đăng bài viết: admin
Từ ngày 21/8/2019 đến ngày 22/8/2019 tại Giảng đường 3 – Trường Thực hành Sư phạm đã tổ chức các buổi tập huấn chuyên đề “Công tác tư vấn – Giáo dục học sinh ” cho giáo viên 4 cấp Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT và toàn bộ viên chức nhà trường. Các buổi tập huấn do Tiến sĩ Trần Thanh Nguyện, giảng viên chính Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh phụ trách.
Vấn đề được đặt ra trong công tác giáo dục hiện nay là lấy học sinh làm trung tâm, việc phát triển năng lực cho học sinh là vô cùng cấp thiết. Đó cũng là những vấn đề được đặt ra trong buổi tập huấn: Học sinh của chúng ta rất cần sự giúp đỡ! Ai là người có khả năng cao nhất trong việc giúp đỡ học sinh? Tại sao bây giờ dạy học, giáo dục học sinh lại khó khăn như vậy? Vậy thầy cô giáo chúng ta cần phải làm gì để thật sự giúp được học sinh?
Giáo viên chính là người thổi hồn nhân cách cho các em học sinh. Mở đầu buổi công tác tư vấn Tiến sĩ Trần Thanh Nguyện đi vào những vấn đề khó khăn của giáo viên trung học hiện nay. Là người rất tâm huyết trong sự nghiệp giáo dục, Tiến sĩ Nguyễn Thành Nguyện chia sẻ: Công tác tư vấn giáo dục, tư vấn tâm lý là rất quan trọng đối với học sinh và cả giáo viên hiện nay, tuy nhiên các thầy cô còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc giáo dục định hướng, phát triển năng lực cho học sinh.
 Nắm bắt và hiểu rõ tâm lý đối tượng giáo dục là một sự thành công. Các buổi tập huấn chú trọng vào đặc điểm tâm lý học sinh. Điển hình như tâm lý học sinh trung học – các thầy cô giáo cần hiểu rõ diễn biến phức tạp trong tâm lý các em: sự khác biệt, vai trò, nghề nghiệp, trung thực, khám phá, đa phong cách, trưởng thành, chấp nhận, thích nghi, nhầm lẫn, con người thật, tương lai, độc lập, gắn bó, hình thể, cá tính, độc lập, thử nghiệm, các quan hệ, giá trị bản thân, thất bại, phản kháng.
Thầy cô giáo cũng chính là người dõi theo và định hướng giá trị sống tốt đẹp cho các em học sinh. Với sứ mệnh là giáo dục. Trách nhiệm của người giáo viên là cần phải nâng cao năng lực của chính bản thân mình: Dạy học; Giáo dục; Tham gia phổ cập giáo dục; Rèn luyện đạo đức; Học văn hóa; Vận dụng PP DH tích cực; Thực hiện QĐ của Hiệu trưởng; Giữ gìn phẩm chất; Phối hợp giáo viên, đoàn thể; Thực hiện NCKHSP Ứng dụng; Xây dựng KH giáo dục HS; Thực hiện KH giáo dục học sinh; Phối hợp huy động năng lực; Đánh giá xếp loại học sinh; Báo cáo học tập tình hình học sinh.
Giá trị cốt lõi của sự trưởng thành là lòng trung thực. Với nhiệm vụ của học sinh hiện nay: học tập, thực hiện nội quy, giúp đỡ gia đình, rèn luyện, chấp hành pháp luật, giữ gìn tài sản chung, kính trọng người lớn, rèn luyện thân thể, xây dựng truyền thống, đoàn kết, tham gia hoạt động tập thể, phát huy truyền thống, giúp đỡ bạn, tham gia công tác xã hội và các hoạt động khác. Các em phải chịu rất nhiều áp lực vì thế vai trò của các thầy cô giáo là rất quan trọng.
Từ nhiều nhân tố tác động đến học sinh: gia đình, nhà trường, xã hội, tập thể Các em học sinh sẽ rất dễ bị căng thẳng trong học tập và cuộc sống. Vì thế việc phát triển năng lực học sinh là một nhiệm ưu tiên hàng đầu hiện nay.
Những yêu cầu trong chương trình giáo dục phổ thông mới
Mục tiêu: Giúp học sinh phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần; Trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; Có phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành công danh có trách nhiệm, người lao động có văn hóa cần cù, sáng tạo. Tăng cường giáo dục trải nghiệm, giáo dục đạo đức học sinh.
Vậy thầy cô giáo chúng ta phải làm gì để có thể thật sự giúp học sinh?
Rèn luyện đạo đức nhà giáo; Rèn luyện quy tắc giáo dục tích cực; Thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học, giáo dục; Đổi mới phương pháp dạy học giáo dục. Tiến sĩ Nguyễn Thành Nguyện nhấn mạnh vai trò của đạo đức. Đạo đức bằng với trách nhiệm. Trách nhiệm đối với tự nhiên; Trách nhiệm đối với xã hội; Trách nhiệm đối với bản thân. Rèn luyện những quy tắc giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh: Bình tĩnh; Tạo cảm giác an toàn; Trò chuyện; Lắng nghe; Động viên, khích lệ; Hỗ trợ; Giúp nhận lỗi; Hành động thay thế; Xử lý tích cực. Cốt lõi là chúng ta cần phải sử dụng phương pháp giáo dục tích cực để giúp cho các em tự tin phát triển năng lực của mình.
Thay đổi là chìa khóa của sự thành công
Vì thế, các buổi tập huấn chú trọng sâu sắc vào trách nhiệm của người thầy hiện nay. Thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học/ giáo dục: Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục học sinh; Xây dựng lớp tự quản; Tổ chức tốt giờ sinh hoạt tập thể; Nâng cao chất lượng học tập của lớp; Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh; Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; Thực hiện tốt công tác đánh giá xếp loại học sinh; Phối hợp các lực lượng giáo dục.
Chú trọng công tác chủ nhiệm: Nghiên cứu các văn bản; Nhận bàn giao học sinh; Xem xét hồ sơ học sinh; Xây dựng các kế hoạch; Triển khai các quy định; Thành lập ban cán sự lớp; Tổ chức các hoạt động; Kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh, khen thưởng; Báo cáo. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm cần cụ thể, bám sát vào kế hoạch để thực hiện nhằm đạt hiệu quả cao trong giáo dục.
Đặc biệt nhấn mạnh vai trò của lớp học tự quản: Biện pháp xây dựng lớp tự quản (Xây dựng ý thức tự quản; Triển khai các văn bản quy định; Bồi dưỡng các kỹ năng tự quản; Tổ chức các hoạt động tự quản); Biên bản sinh hoạt tập thể; Thay đổi hoạt động vui chơi trong giờ chủ nhiệm: văn nghệ, hái hoa dân chủ, đố vui, tự bạch, trò chơi đọc sách, cảm nhận về bạn, nhạc trưởng, ghi nhận xét về bạn.
Giúp học sinh ứng phó với các tình huống: Quản lý cảm xúc; Đoàn kết; Thân thiện; Quan tâm; Chia sẻ; Thông tin; Khéo léo; Can ngăn; Hòa giải; Giải thoát; Tố cáo; Báo cáo khả nghi; Không vô cảm; Không bao che; Không thỏa hiệp. Giáo dục về xâm hại tình dục, giúp học sinh có kỹ năng bảo vệ bản thân mình. Sự phối hợp của Giáo viên chủ nhiệm (Đội TN TP Hồ Chí Minh; Cha mẹ học sinh; Giáo viên bộ môn; Thư viện; Đoàn trường), phối hợp PHHS (Tin nhắn; Gặp mặt; Tài trợ; Cam kết; Phiếu liên lạc; Email; Thăm hỏi; Giao lưu; Thư mời; Thỏa thuận.)
Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới
Đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục là vấn đề chúng ta cần phải làm và bắt buộc phải làm trong giai đoạn hiện nay. Mỗi ngày đến trường là một niềm vui là thấy được sứ mệnh của cuộc đời mình. Hãy hạnh phúc vì sứ mệnh đó. Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới.
Một số hình ảnh các buổi tập huấn:
Tiến sĩ Nguyễn Thành Nguyện trong buổi tập huấn

Tập huấn sử dụng kỹ thuật “Tia chớp” trong dạy học

Trao đổi các vấn đề trong công tác giáo dục hiện nay

 
 




Tác giả bài viết: Hữu Khánh - Trung Tính
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

GIỚI THIỆU

Giới thiệu

GIỚI THIỆU CƠ CẤU TỔ CHỨC